Tại sao chọn đồng hồ Garmin | Vì sao bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình?
Ngày 4 tháng 6 năm 2021
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sức khỏe — và từ đó đưa ra cách điều trị các triệu chứng kinh nguyệt mà bạn đang gặp phải.
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn là khi nào? Tất cả chúng ta đều đã thấy một số biến thể của câu hỏi đó khi phải điền vào các biểu mẫu trước khi khám bác sĩ. Nếu bạn đã từng trả lời bằng một dấu chấm hỏi hoặc trả lời một cách mơ hồ và không rõ ràng, điều đó không sao — bạn không hề đơn độc. Nhưng, có lẽ bạn đang bỏ lỡ rất nhiều lợi ích đi kèm từ việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Bằng cách sử dụng Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt Garmin trong ứng dụng Garmin Connect™ hoặc từ một widget trên đồng hồ thông minh tương thích của bạn, bạn sẽ nhanh chóng hiểu rõ hơn về cơ thể mình và các thay đổi trong suốt chu kỳ. Và cuối cùng, bạn sẽ có một bức tranh tổng quát hơn về sức khỏe tổng thể. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về những lợi ích của việc có một bộ theo dõi chu kỳ tích hợp cùng với các dữ liệu sức khỏe còn lại.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Nó phức tạp hơn một chút so với việc bạn chỉ biết mình đang đến “mùa dâu” hoặc không. Hiểu được bốn giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt do hormone điều khiển là bước đầu tiên để hiểu điều gì đang xảy ra với kỳ kinh của bạn.
1. Giai đoạn kinh nguyệt. Giai đoạn kinh nguyệt bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh (vì vậy đây là ngày mà bác sĩ thường hỏi) và chu kỳ này có thể kéo dài đến 7 ngày. Chúng ta thường nghĩ rằng kinh nguyệt đến mỗi tháng một lần, nhưng một chu kỳ thông thường có thể kéo dài từ 21-35 ngày. (Chúng tôi dùng từ “thông thường”, nhưng hãy lưu ý rằng mỗi cơ thể đều khác nhau. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như kiểm soát sinh sản, tuổi tác, v.v.)
Nồng độ estrogen và progesterone sẽ ở mức thấp nhất khi bạn bắt đầu kỳ kinh — và bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
2. Giai đoạn tạo nang trứng. Khi cơ thể ngừng ra máu, bạn đang bước vào giai đoạn tạo nang trứng, và nồng độ estrogen sẽ tiếp tục tăng để cơ thể của bạn chuẩn bị cho việc rụng trứng và thụ tinh. Sự gia tăng estrogen đó giúp tăng sức chịu đựng, vì vậy bạn có thể cảm thấy sẵn sàng giải quyết nhiều công việc hơn là trong chu kỳ kinh nguyệt.
3. Giai đoạn rụng trứng. Thông thường, khoảng 10-23 ngày sau kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sẽ giải phóng trứng để thụ thai. Ngày rụng trứng chính xác có thể khác nhau nhưng việc theo dõi chu kỳ của bạn sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng thời gian này. Thông tin này rất quan trọng nếu bạn đang cố gắng thụ thai. (Nó cũng có thể hữu ích nếu bạn đang có các hoạt động quan hệ tình dục và cố gắng để tránh mang thai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc thụ thai có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn khi quan hệ tình dục. Chỉ vì máy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn nói rằng bạn không rụng trứng không có nghĩa là bạn nên bỏ qua các biện pháp tránh thai.)
4. Giai đoạn hoàng thể. Nếu trứng được giải phóng trong quá trình rụng trứng không được thụ tinh, nồng độ estrogen và progesterone của bạn sau đó sẽ bắt đầu giảm đáng kể. Có nhiều người nói rằng họ mắc PMS, hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt tại thời điểm này trong chu kỳ kinh nguyệt.
Điều trị các triệu chứng kinh nguyệt
Càng cung cấp thêm thông tin trên Garmin Connect về những gì đang xảy ra với chu kỳ của mình, dự đoán của bạn sẽ càng chính xác. Theo thời gian, bạn sẽ có được bức tranh toàn diện hơn về cơ thể của mình trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng PMS trong giai đoạn hoàng thể? Điều này có thể rất hữu ích khi biết khi nào các triệu chứng sẽ xuất hiện để bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc bản thân tốt hơn. Các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt như mệt mỏi và đau nhức cơ thể có thể được khắc phục bằng cách lên kế hoạch đi ngủ hoặc luyện tập nhẹ. Nếu bạn thường tăng cân và cảm thấy đầy hơi, bạn cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình trong vài ngày trước giai đoạn đó để không vô tình làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi nạp nhiều thực phẩm giàu tinh bột..
Nhấp vào đây để tìm hiểu cách một huấn luyện viên thể dục sử dụng theo dõi Chu kỳ Kinh nguyệt Garmin để điều chỉnh chế độ ăn uống theo chu kỳ của cô ấy.
Xác định các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
Nếu các triệu chứng của bạn bắt đầu thay đổi hoặc xấu đi theo thời gian, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như các trạng thái sức khỏe khác. Nhận ra sự thay đổi trong chu kỳ của bạn là bước đầu tiên để giải quyết các nguyên nhân gây ra nó. Trong một số trường hợp, các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thở sâu (tích hợp sẵn trên thiết bị Garmin Connect tương thích của bạn) sẽ rất hữu ích. Trong các trường hợp khác, sự thay đổi đáng kể trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể cho thấy bạn cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thể chất
Theo Women’s Running, hơn 75 phần trăm các vận động viên nữ gặp phải tác dụng phụ tiêu cực trong chu kỳ kinh nguyệt của họ.Không có gì ngạc nhiên khi việc tận dụng sự hiểu biết và thông tin đó có thể mang lại lợi thế cho bạn về chế độ tập luyện.
Vận động viên Olympic và chuyên gia Garmin Alexi Pappas gần đây đã viết: “Kể từ khi tôi bắt đầu sử dụng tính năng Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, tôi đã hiểu cơ thể mình hơn và do đó tối ưu hóa được việc luyện tập của mình.” Để tìm hiểu thêm về cách Pappas sử dụng Garmin Connect để nâng cao hiệu suất của cô ấy, hãy nhấp vào đây.
Bắt đầu với Theo dõi Chu kỳ Kinh nguyệt Garmin
Bạn bắt đầu theo dõi chu kỳ kinh nguyệt càng sớm, bạn sẽ càng sớm có được những hiểu biết vô giá cho phép bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Để tìm hiểu cách thiết lập tính năng Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên tài khoản Garmin Connect, truy cập trang hỗ trợ của chúng tôi tại đây. Để xem danh sách đầy đủ các đồng hồ thông minh tương thích, hãy nhấp vào đây. (Xin lưu ý rằng các thiết bị mới hơn có thể yêu cầu sử dụng ứng dụng Theo dõi Sức khỏe Phụ nữ nhưng các tính năng vẫn giữ nguyên.)