Tại sao chọn đồng hồ Garmin | Tìm hiểu cách các cua-rơ tăng cường sức chịu đau của cơ thể 

Hình ảnh: Getty Sports 

Trong môn thể thao đạp xe, muốn chiến thắng phải biết khống chế nỗi đau thể chất. Theo đó, thể chất sẽ đại diện cho giới hạn vật lý, và vượt qua giới hạn đó sẽ được quyết định dựa trên tinh thần của bạn. Giống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần có thể được rèn luyện từng ngày. Thông qua nội dung này sẽ giúp những người không sở hữu khả năng di truyền vượt trội vẫn có thể đánh bại những đối thủ khác. Trong bài viết này sẽ chỉ ra những cách giúp bạn nâng cao sức khỏe tinh thần và tăng cường sức chịu đựng để cải thiện hiệu suất đạp xe nhờ vào thiết bị luyện tập thông minh tại nhà. 

Sức mạnh tâm trí có thể điều khiển cơ thể chúng ta 

Nếu bạn là những người tham gia bộ môn đạp xe phần lớn đều đã từng trải qua cảm giác khi cơ thể báo hiệu “đủ rồi”. Hầu hết chúng ta cho rằng cảm giác đó sẽ xuất hiện khi thấy mệt mỏi cực độ, cơn đau chân xuất hiện hay tâm lý áp lực khi vượt các đoạn dốc thẳng đứng. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra rằng chúng ta sở hữu sức mạnh tiềm ẩn hơn thế nữa. Khi nói đến sự nỗ lực, thay vì sức mạnh của cơ thể thì sức mạnh của bộ não mới chính là nhân tố thúc đẩy ta tới giới hạn. 

Trong môi trường khắc nghiệt, não sẽ hạn chế hiệu suất để bảo vệ cơ thể. Cơ chế bảo vệ vô thức này, được đặt tên là mô hình hệ thần kinh kiểm soát của nhà khoa học Nam Phi Tim Noake, nhằm làm giảm những ảnh hưởng tác động tới cơ bắp của chúng ta.  

Lý thuyết cho rằng não điều tiết việc tập thể dục sao cho cường độ tập luyện không đe dọa đến trạng thái cân bằng nội môi của cơ thể và gây tổn thương thiếu oxy cho tim. Mức độ nỗ lực mà ta thường cảm nhận chỉ là não đang cố gắng buộc chúng ta giảm cường độ luyện tập vì lợi ích của chính cơ thể. Đối với não, không có sự khác biệt giữa việc chinh phục đỉnh núi cao hay khu vực đồng bằng đơn giản.  

Sự khác nhau giữa trạng thái mệt mỏi và gắng sức 

Mệt mỏi và trạng thái gắng sức là không giống nhau. Ở cấp độ cơ bản, trạng thái gắng sức là một cảm giác, chẳng hạn như khát hoặc đói. Khi chúng ta cảm thấy như chúng ta đang gắng sức, nếu ngừng đạp xe, chúng ta sẽ sớm quay lại trạng thái ổn định, nhưng điều đó sẽ không thay đổi trạng thái mệt mỏi của chúng ta. 

Bài học rút ra từ những tay đua xe đạp hàng đầu thế giới đó là họ có thể cống hiến nhiều hơn, ngay cả khi mức độ gắng sức đang ở ngưỡng cao. Khi còn 5 km nữa trên Alpe d’Huez, những người đang cạnh tranh đã trở nên thành thạo trong việc phớt lờ các dấu hiệu từ hệ thần kinh kiểm soát. Và sau những lần như vậy, họ đã học được kỹ thuật cần thiết để sống sót và phát triển sau những cơn đau. 

Điều chỉnh tinh thần tăng sức chịu đựng 

Nếu yếu tố di truyền đóng vai trò thiết yếu trong khả năng đạp xe, thì sức mạnh tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Tâm lý tiềm ẩn của bạn trong quá khứ và hiện tại sẽ giúp bạn xác định được khả năng đạp xe của bạn giỏi như thế nào. Nhiều vận động viên hàng đầu đã từng trải qua một tuổi thơ khó khăn hơn bình thường, điều này đã hỗ trợ cho họ một tinh thần bền bỉ để phát triển trong các môn thể thao đòi hỏi sức bền cao như môn đạp xe.  

Khi nói đến sức chịu đựng khi đạp xe, bí quyết nằm ở việc tái định hình trải nghiệm một cách có ý thức. Bằng cách huấn luyện bản thân thay thế những suy nghĩ tiêu cực xung quanh hoàn cảnh hiện tại của bạn, tái định hình ý thức bằng những điều tích cực, bạn có thể thấy được sự cải thiện đáng kể trong khả năng chịu đựng của chính mình. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng chịu đựng đau của các vận động viên chưa qua huấn luyện có thể tăng 20% thông qua việc tự khích lệ bản thân. Tuy mỗi người chúng ta sẽ nhìn nhận sự hiệu quả của phương pháp này một cách khác nhau. Nhưng điều quan trọng ở đây chính là việc bạn nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay thế nó bằng một điều tích cực phù hợp với bạn. 

Sean Kelly đã từng chia sẻ rằng khi đạp xe tới giới hạn của mình trong một cuộc đua, anh ta sẽ thuyết phục bản thân là ai cũng đang chịu đựng giống như anh ta. Những người khác còn có những cách làm lạ hơn. Vận động viên đua xe đạp đường trường người Úc Felicity Wardlaw chia sẻ cô ấy đã từng tưởng tượng bản thân là một con báo. Cô ấy tưởng tượng mọi hình ảnh qua góc nhìn của con báo — nhanh chóng, thư giãn, mượt mà, mạnh mẽ và săn chắc. Hãy thử với các kỹ thuật riêng của bạn vào bài tập turbo interval tiếp theo để bạn biết kỹ thuật phù hợp khi bạn đua. 

Sức mạnh của sự tưởng tượng 

Mặc dù hiệu quả với nhiều người, việc tưởng tượng có thể trở nên phản tác dụng nếu thực hiện sai cách. Bí quyết của sự tưởng tượng nằm ở những trải nghiệm thực tế. Bạn cần phải hình dung ra một cuộc đua không hoàn hảo. 

Những người chỉ nghĩ về những cuộc đua hoàn hảo thường rơi vào trạng thái chán nản khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn tưởng tượng khi bị dẫn trước 5 km mà vẫn nắm chắc được chiến thắng thì bạn có thể không xử lý tốt nếu gặp rắc rối ở đoạn leo dốc đầu tiên của cuộc đua. Sự tượng tượng như vậy sẽ đặt bạn vào những tình huống thất bại. 

Để thực hiện một cách hiệu quả, bạn phải tưởng tượng ta nhiều tình huống khó khăn nhất có thể. Bằng cách tưởng tượng kịch bản tồi tệ nhất, bạn cho mình cơ hội tốt nhất để giữ tinh thần tích cực dù có chuyện gì xảy ra trong cuộc đua. 

Tầm quan trọng của người bạn đồng hành khi đạp xe 

Yếu tố hợp tác và cạnh tranh là những tác động tuyệt vời để tăng cường khả năng chịu đựng trong môn đạp xe. Việc hợp tác đề cập đến khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. Khi một người đạp xe tăng tốc, những người khác cũng sẽ nhanh chóng thích nghi và vượt qua cơ đau của riêng họ. Trong một nhóm đạp xe, bạn sẽ nỗ lực cố gắng nhiều hơn để không bị cảm giác bỏ lại phía sau. Đó là một trong những lí do tại sao khiến nền tảng Zwift lại trở nên hữu ích trong việc luyện tập.  

Mặc dù các tay đua xe đạp thường có xu hướng giảm tốc độ đạp ở tuổi đầu 30, nhưng tâm lý sẽ không bao giờ giới hạn khả năng của bạn theo thang đo độ tuổi. Tất cả đều bắt nguồn từ thực hành và thói quen lành mạnh. Điều đó cũng bao gồm cả thời gian dành cho xe đạp. Hình dung và định hình lại những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả sẽ khuyến khích sự cải thiện sức khỏe và hạnh phúc bên trong của bạn – và đó chính là yếu tố để cải thiện hiệu suất. 

Bài viết bởi Jack Stafford, tay bút chuyên nghiệp về đạp xe, hiện tại đang sống và đạp xe ở miền nam nước Ý.  

Thông tin được cung cấp thông qua blog của chúng tôi không nhằm mục đích và không thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp có thể được cung cấp bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của riêng bạn. Garmin không cố gắng chẩn đoán, điều trị hoặc chữa khỏi bất kỳ bệnh về thể chất nào hoặc bất kỳ vấn đề tâm thần hoặc cảm xúc, bệnh tật hoặc tình trạng nào. Blog của chúng tôi nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe và sức khỏe của riêng mình.