Tính năng Real-time Stamina và những điều cần biết!
Sức bền theo thời gian thực là một tính năng có chiều sâu mới được giới thiệu trên các dòng thiết bị Garmin fēnix® 7 và được Firstbeat Analytics cung cấp. Tính năng mới dành cho các hoạt động chạy và đạp xe được thiết kế để giúp bạn tự tin theo đuổi kết quả tốt nhất có thể. Lần đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy năng lượng còn lại của bản thân trong quá trình đi đến mục tiêu vì bạn có thể quản lý hiệu suất của chính bạn.
Sức bền (Stamina) là gì?
Sức bền về cơ bản là thể lực hiện tại của bạn để đạt được hiệu suất tốt. Việc có các chiến lược quản lý sức bền thông minh là chìa khóa để về đích thành công và đòi hỏi sự điều chỉnh liên tục. Ép bản thân quá giới hạn trong thời gian dài và không đúng thời điểm có thể khiến bạn không thể hoàn thành cuộc đua. Nếu quá thận trọng, bạn có thể sẽ cán đích với một kết quả đáng thất vọng khi biết rằng mình đã không có được sự thể hiện tốt nhất. Theo nguyên tắc, càng thúc ép bản thân mạnh mẽ, bạn càng nhanh đi quá sức chịu đựng. Một cuộc chạy nước rút tuyệt đối chỉ có thể được duy trì trong một vài giây — thậm chí chậm lại và bạn có thể tiếp tục chạy thêm trong vài phút. Chạy theo ngưỡng lactate hoặc đạp xe ở ngưỡng công suất hoạt động thể lực (FTP) thường có thể được duy trì trong khoảng 40 phút đến một giờ. Hãy chậm lại một chút từ thời diểm đó và bạn sẽ tìm thấy điểm tuyệt vời, nhịp chạy kiểu marathon, thường có thể kéo dài trong vài giờ.
Các màn thể hiện trên thực tế rất phức tạp và đa dạng. Bạn không thể duy trì cường độ ở mức giống nhau trong toàn bộ hành trình, đặc biệt tại các cuộc đua. Bạn sẽ phải tăng tốc, giảm tốc độ, leo trèo, đi men tại các địa điểm khác nhau trên đường. Trong khi đó, hệ thống sinh lý và đường dẫn năng lượng trao đổi chất của bạn phải hoạt động và điều chỉnh để theo kịp nhu cầu về hiệu suất này.
Nhà sinh lý học chính Mikko Seppänen giải thích rằng: “Một thách thức lớn khi nói đến việc theo dõi sức chịu đựng là nhiều cơ chế tích lũy sự mệt mỏi đang hoạt động để hạn chế hiệu suất của bạn. “Tổn thương tế bào cơ, mệt mỏi hệ thần kinh trung ương và cạn kiệt carbohydrate đều có những tác động khác nhau. Ngoài ra, có những thách thức đặc biệt mà các cơ bắp đang làm việc của bạn phải đối mặt khi duy trì những nỗ lực cường độ cao, cụ thể là khi bạn vượt quá ngưỡng yếm khí của mình.”
Sức chịu đựng (Real-time Stamina) so với Khả năng chịu đựng (Potential-Stamina)
Bạn có thể tự khiến bản thân mình kiệt sức trong một cuộc đua 5K hoặc một cuộc đua marathon, trong một thử nghiệm theo thời gian hoặc một giai đoạn thi đấu.
Những yếu tố hạn chế trong hiệu suất phụ thuộc vào những thứ bạn đang cố gắng đạt được và cách bạn cố gắng đạt được nó. Đây là lý do tại sao màn hình dữ liệu về sức bền theo thời gian thực của Garmin hiển thị cả sức chịu đựng và sức chịu đựng tiềm tàng của bạn. Hai thông số trên có thể đồng thời giúp định hướng sự cố gắng của bạn trong nhiều tình huống khác nhau.
Stamina (0-100%) là ứng dụng được thiết kế cung cấp cái nhìn toàn diện cho bạn biết mình còn bao nhiêu sức lực trong cơ thể. Nó xem xét cả sự mệt mỏi được tích lũy và sự cạn kiệt nguồn lực nói chung cùng với các giới hạn hiệu suất duy nhất liên quan đến nỗ lực cường độ cao kéo dài trên ngưỡng yếm khí của bạn.
Các cuộc chạy nước rút, leo núi và đi men thường xuyên đòi hỏi nhiều năng lượng hơn cơ thể bạn có thể tạo ra một cách yếm khí. Trong tình huống này, đường dẫn năng lượng yếm khí của bạn hoạt động để đáp ứng nhu cầu năng lượng bổ sung, nhưng giới hạn về số lượng công việc yếm khí bạn có thể thực hiện trước khi bạn cần phải làm chậm lại bởi lactate đã được tích lũy. Hoạt động chậm lại giúp cơ thể bạn có cơ hội bắt kịp, làm sạch và khôi phục khả năng hoạt động cường độ cao hơn.
Sức chịu đựng tiềm năng (0-100%) tập trung chủ yếu vào các tác động của các mệt mỏi được tích lũy và sự cạn kiệt nguồn lực nói chung. Quan điểm này khá có ích trong đánh giá khả năng sẵn có của bạn đối với công việc có cường độ vừa phải và để hiểu nhu cầu phục hồi một cách toàn diện. Các hoạt động gây suy giảm đáng kể sức chịu đựng tiềm năng có thể cần đến vài ngày nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ để hồi phục hoàn toàn.
Khi bạn đang di chuyển ở cường độ trung bình và không bị ảnh hưởng bởi tác động kéo dài từ hoạt động cường độ cao kéo dài, sức chịu đựng và sức chịu đựng tiềm năng của bạn sẽ giống nhau. Mối liên kết giữa hai quan điểm này có nghĩa là hiệu suất của bạn hiện chỉ bị giới hạn bởi các tác động của sự mệt mỏi nói chung và sự cạn kiệt nguồn lực.
Bắt đầu một hoạt động nghiệm ngặt hoặc một hoạt động cường độ cao và tốc độ suy giảm thể lực của bạn sẽ tăng nhanh hơn tốc độ suy giảm thể lực tiềm năng của bạn. Việc giảm tốc độ sẽ giúp bạn duy trì sức bền hiệu quả hơn và phần thể lực bị giảm sút như hệ quả của một công việc cường độ cao hơn, khó hơn sẽ được phục hồi trở lại mức sức bền tiềm năng của bạn khi các tác động hạn chế từ hoạt động cường độ cao biến mất.
Nếu chưa hồi phục hoàn toàn từ hoạt động cuối cùng của mình, sức chịu đựng và sức chịu đựng tiềm năng của bạn sẽ không đạt 100% khi bắt đầu một hoạt động mới. Cơ thể bạn vẫn cần thời gian để tự hồi phục và bổ sung các nguồn lực đã cạn kiệt.
Thời gian và Khoảng cách đến Sự kiệt sức
Trong một hoạt động, việc ước tính thời gian và khoảng cách đến sự kiệt sức thể hiện kỳ vọng bạn muốn đạt được với nỗ lực hiện tại và sức chịu đựng còn lại. Dự đoán ban đầu dựa trên khả năng chịu đựng sẵn có của bạn khi bắt đầu hoạt động và giả định rằng bạn sẽ tiếp tục cố gắng ở mức vừa phải để tối đa hóa sức bền. Những ước tính này được cập nhật liên tục để phản ánh tình hình của bạn trong suốt quá trình hoạt động.
Kỳ vọng về Sức chịu đựng Theo thời gian thực
Sức chịu đựng theo thời gian thực mang đến cái nhìn sâu sắc nhất về các hoạt động đang thúc đẩy giới hạn của bạn. Những lần chạy xa thư giãn và chạy bộ có nhịp độ phục hồi có thể được thực hiện gần như liên tục mà không khiến sức chịu đựng bị cạn kiện trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ít nhất là không giống như cách nó ảnh hưởng đến các hoạt động khó hơn.
Với suy nghĩ đó, bạn mong đợi điều gì khi tự đẩy giới hạn của sức chịu đựng tới cuối cùng? Khi sức chịu đựng gần bằng 0, bạn sẽ thấy rằng khả năng duy trì các nỗ lực đáng kể của bạn bị tổn hại khá nhiều. Bạn có thể không thể tăng tốc hoặc duy trì tốc độ khi leo núi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thoải mái duy trì các hoạt động cường độ vừa phải thấp hơn một chút so với ngưỡng lactate hoặc FTP với điều kiện bạn có mức chịu đựng tiềm năng.
Khi sức chịu đựng tiềm năng dần cạn kiệt, bạn sẽ thấy khó khăn ngay cả khi duy trì một hoạt động cường độ trung bình. Điều này không có nghĩa là bạn không thể thực hiện được điều gì, đơn giản bạn chỉ cần hoàn thành chặng đường của mình thay vì mong muốn đạt được một kết quả lớn lao.
Điều gì sẽ xảy ra khi những gì bạn nhận được từ sức bền theo thời gian thực không khớp với trải nghiệm của chính bạn? Ví dụ, bạn kiệt sức, nhưng thiết bị của bạn cho thấy bạn đã sẵn sàng để di chuyển? Giống như các phân tích hiệu suất nâng cao khác, độ tin cậy và ý nghĩa của khả năng chịu đựng theo thời gian thực được cải thiện dựa trên mức độ hiểu biết của thiết bị về bạn.
Thông tin thối tiểu để sức bền theo thời gian thực hoạt động là VO2 tối đa của bạn. Dữ liệu này cần sự kết hợp của dữ liệu tốc độ và nhịp tim khi chạy hoặc dữ liệu nhịp tim và năng lượng khi đi xe đạp. Bạn nên đảm bảo rằng nhịp tim tối đa của bạn đã được thiết lập trên thiết bị. Việc nhịp tim tối đi bị cài đặt sai sẽ tác động tiêu cực đến độ tin cậy của phản hồi về sức chịu đựng theo thời gian thực bằng cách ảnh hưởng đến VO2 max, ngưỡng lactate/FTP và đánh giá cường độ hiện có.
Một chiến lược tiếp thêm năng lượng lý tưởng theo sau cũng có thể giúp đảm bảo sức chịu đựng trong thời gian thực có ý nghĩa, đặc biệt là đối với các hoạt động dài hơi. Các quyết định về bổ sung dinh dưỡng và nước thông minh sẽ giúp bạn đi đúng hướng đến tiềm năng thực hiện công việc và tránh bị mất sức sớm.
Tất cả các hoạt động được ghi lại trên thiết bị của bạn là chìa khóa cuối cùng để có được kết quả tốt nhất từ sức chịu đựng theo thời gian thực. Không chỉ các mức độ chịu đựng được chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, mà hồ sơ cường độ hoạt động, khoảng thời gian, khoảng cách và các thông tin tích lũy về quá trình luyện tập cũng được sử dụng để tăng cường dữ liệu cá nhân hóa phản hồi về sức chịu đựng theo thời gian thực ngoài các số liệu thể lực cơ bản của bạn. Dữ liệu này được mô hình hóa khả năng chống mệt mỏi và sức chịu đựng cho từng cá nhân trong các bài tập aerobic và yếm khí.