Tại sao chọn đồng hồ Garmin | Xác định nhu cầu giấc ngủ với đồng hồ thông minh Garmin  

Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ, dù mỗi ngày đều ngủ đủ 8 tiếng? Thực tế, nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau. Vì thế số thời gian “ngủ đủ” sẽ khác nhau với mỗi người. Để cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất, bạn cần hiểu rõ thời lượng giấc ngủ phù hợp với bản thân. 

Hãy khám phá cách Huấn luyện viên Giấc ngủ Garmin giúp bạn tìm hiểu những yếu tố để xác định chính xác nhu cầu ngủ của bạn trong bài viết này! 

Làm sao đồng hồ Garmin biết rằng bạn có một giấc ngủ tốt? 

Huấn luyện viên giấc ngủ – Garmin Sleep Coach sẽ xác định nhu cầu ngủ cá nhân dựa trên các yếu tố như độ tuổi, mức độ hoạt động hàng ngày, lịch sử giấc ngủ gần đây, giấc ngủ ngắnbiến thiên nhịp tim (HRV) 

Sau mỗi buổi sáng thức dậy, đồng hồ Garmin sẽ cập nhật nhu cầu giấc ngủ cá nhân cho đêm tiếp theo. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt trong ngày dựa trên hoạt động và giấc ngủ ngắn. 

Với Garmin Sleep Coach, bạn không chỉ biết mình cần ngủ bao nhiêu mà còn có thể cải thiện giấc ngủ từ những yếu tố sau đây: 

Yếu tố tuổi tác đến giấc ngủ 

Khi nói về nhu cầu ngủ, độ tuổi đóng vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia, người lớn dưới 35 tuổi cần khoảng 8 giờ ngủ để duy trì sức khỏe và hiệu suất. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng lên, nhu cầu này có xu hướng giảm nhẹ. Đối với người lớn trên 65 tuổi, giấc ngủ kéo dài khoảng 7,5 giờ được xem là lý tưởng 

Hoạt động trong ngày 

Việc cân bằng giữa hoạt động thể chất và thời gian phục hồi đóng vai trò thiết yếu trong việc xác định nhu cầu ngủ của bạn. Một buổi tập luyện cường độ cao có thể làm tăng nhu cầu giấc ngủ, trong khi một ngày thư giãn trên ghế sofa có thể khiến bạn cần ít giờ ngủ hơn. 

Garmin Sleep Coach tận dụng thông tin từ các hoạt động hàng ngày và lịch sử vận động để đưa ra khuyến nghị giấc ngủ cá nhân. Để đảm bảo độ chính xác, bạn nên ghi lại các hoạt động bằng thiết bị Garmin tương thích như Venu 3, fēnix 8,… Những thiết bị này không chỉ ghi nhận thủ công mà còn tự động đo lường các phút hoạt động của bạn, giúp đánh giá chính xác hơn nhu cầu giấc ngủ. 

Cân bằng thời lượng nghỉ ngơi mỗi ngày 

Bạn có từng thức dậy vào sáng hôm sau và cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo sau một đêm thiếu ngủ? Đó chính là hiện tượng “nợ ngủ” (sleep debt). Bạn có thể bù đắp lại điều này bằng cách ngủ thêm vào đêm hôm sau. Ngược lại, nếu bạn đã ngủ đủ giấc hoặc thậm chí ngủ thừa, cơ thể có thể sẽ cần ít giấc ngủ hơn vào đêm tiếp theo – hiện tượng này gọi là “tích lũy giấc ngủ” (sleep banking). 

Tuy nhiên, một đêm ngủ ngon không thể khôi phục hoàn toàn hậu quả của nhiều đêm thiếu ngủ trước đó. Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ thiếu ngủ, duy trì một chu kỳ ngủ ổn định và đều đặn là cách hiệu quả nhất. 

Giấc ngủ ngắn trong ngày 

Dù không thể thay thế giấc ngủ sâu vào ban đêm, những giấc ngủ ngắn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng và mệt mỏi. Ngủ trưa đúng cách có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và giảm nhu cầu ngủ trong ngày. 

Sự ảnh hưởng của nhịp tim 

Chỉ số biên thiên nhịp tim (HRV) là khoảng thời gian giữa các nhịp tim, và sự khác biệt nhỏ tính bằng mili giây này có thể giúp xác định bạn cần bao nhiêu giấc ngủ. Nếu chỉ số HRV của bạn cao, điều đó có nghĩa là bạn ít bị căng thẳng và cơ thể đã phục hồi tốt. Ngược lại, nếu HRV thấp, đó có thể là dấu hiệu bạn đang cần phục hồi sau stress, tập luyện, ốm đau hoặc uống rượu. 

Để tối ưu hóa giấc ngủ và cải thiện sức khỏe, việc hiểu rõ nhu cầu giấc ngủ cá nhân và theo dõi các yếu tố ảnh hưởng khác đều là điều quan trọng. Với Huấn luyện viên Giấc ngủ Garmin, bạn có thể dễ dàng xác định lượng giấc ngủ cần thiết để cơ thể phục hồi và duy trì năng lượng suốt cả ngày!